Chắc hẳn ta đã nghe qua đâu đó danh xưng mỉa mai “cảnh sát thời trang” nhằm châm biếm những “chuyên gia” đánh giá thời trang thiển cận trên Internet. Lịch sử thế giới đã từng tồn tại một cơ quan quản lý trang phục của người dân.
Bất ngờ thay, “danh xưng” này thật sự tồn tại. Hãy cùng Becks Jacob tìm hiểu xem cụ thể là như thế nào nhé.
Bối cảnh ra đời của “cảnh sát thời trang”
Vào năm 1514, chính quyền nước Ý thành lập một cơ quan quản lý sự chi tiêu xa xỉ của giới quý tộc tên là Magistrato alle Pompe do hội đồng Venice bầu chọn. Về cơ bản, ta có thể gọi họ là những “cảnh sát thời trang”. Cơ quan này thật chất là một biện pháp của chính quyền nước Ý nhằm hạn chế dòng tiền trong nước bị chi tiêu quá mức vào các mặt hàng xa xỉ mà không mang lại giá trị lâu dài cho kinh tế.
Cụ thể: những điều luật mà cơ quan này đề ra đánh mạnh vào ngành công nghiệp thời trang và may mặc, cấm những hành vi sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại tơ lụa cùng các vật liệu trang trí và làm đẹp đắt tiền. Các cảnh sát thời trang trực thuộc cơ quan quản lý chi tiêu xa xỉ thường sẽ tuần tra khắp ngõ ngách đường phố và đánh giá xem liệu người dân có đang mặc những bộ trang phục đắt tiền hay không. Nếu có họ sẽ bị xử phạt ngay lập tức.
Chuyện thật như đùa
Trong hơn 560 trường hợp vi phạm, nam giới lại chiếm gần gấp 3 số lần vi phạm so với nữ giới. Theo các nguồn ghi chép thậm chí một người đàn ông còn tái phạm liên tục nhiều lần. Số tiền phạt dường như không đáng là bao so với giá trị những bộ trang phục mà giới quý tộc diện vào thời điểm đó. Bởi vì họ sẵn sàng chi trả mọi khoản tiền phạt hoặc hối lộ để có thể diện cho mình những bộ cánh nổi bật. Qua đó, ta có thể nhận định rằng không gì có thể ngăn cản mọi người trưng diện bất chấp luật pháp. Vấn đề đặt ra lúc này không còn đơn giản là trang phục nữa mà chính là danh dự của một tín đồ đam mê thời trang.
Không chỉ riêng giới quý tộc mà đến cả thường dân cũng bị ảnh hưởng bởi những điều luật ngớ ngẩn trên. Thời điểm mà điều luật xa xỉ được ban hành, cũng là lúc ngành may mặc trở thành một trong những ngành nghề hái ra tiền của tầng lớp vô sản. Biết được thú vui chi tiêu mạnh tay vào các loại trang phục xa xỉ của giới quý tộc, hơn 60% người dân của thành phố cảng Genoa được cho là có góp phần ít nhiều vào các khâu sản xuất hàng may mặc tại đây. Nếu người dân bị bắt quả tang khi đang tham gia sản xuất trang phục xa xỉ đắt tiền cũng sẽ bị xử phạt theo luật.
Thời trang là bất khả kháng
Phải biết rằng đây là thời điểm hàng hải phát triển mạnh tại châu Âu. Các nước tại châu lục này đẩy mạnh giao thương xuất nhập khẩu và cạnh tranh kinh tế rất gay gắt. Theo nhà sử học Jane Bridgeman giả thuyết rằng, rất có thể những điều luật trên chính là một phương thức thu thuế ngầm mà chính phủ áp đặt lên giới quý tộc, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào hàng hoá tiêu sản đến từ các nước phương Đông.
Mãi đến năm 1604 các điều luật trên chính thức bị bãi bỏ, mặc dù người dân chưa bao giờ thật sự quan tâm đến nó. Theo các bằng chứng lịch sử, Ý không phải là nơi duy nhất có những động thái ngăn chặn người dân đổ tiền vào tiêu sản ở thời điểm đó. Nhưng thông tin chi tiết về các sự kiện tương tự như này ở các nơi rất hạn hẹp và ít ỏi.
Hy Lạp cổ đại từng cấm người Spartan tham gia các buổi tiệc rượu đắt đỏ, sở hữu nhà hoặc nội thất được xây dựng cầu kỳ. Họ còn quy định hạn chế về trang sức ở nữ giới và màu sắc ở trang phục trong tầng lớp thượng lưu chẳng hạn như màu tím. Vua Louis của đế chế La Mã phía Tây đã thông qua luật pháp quy định xa hoa ban hành lệnh cấm mặc trang phục lụa, có vàng và bạc. Được biết đây là chính phủ ngoại lệ duy nhất, đã không có thêm bất kỳ chính phủ La Mã nào khác quan tâm đến các điều luật của quy định xa hoa.
Dù có là ở đâu, những quy định về trang phục từng tồn tại trong lịch sử đều có tuổi thọ rất ngắn và kết thúc chóng vánh trong sự thờ ơ của người dân. Có thể thấy dù các giới cầm quyền có cố gắng như nào đi nữa cũng không thể can thiệp được vào khái niệm thời trang của nhân loại.
Lời kết
Dù có luật lệ về thời trang có còn tồn tại hay không thì nó vẫn luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta qua từng thời kỳ. Trong suốt giai đoạn trung cổ, con người cho ra những đạo luật quy định từng loại trang phục cho từng giai cấp khác nhau trong xã hội như nông dân phải ăn mặc đơn giản và tối màu, hiệp sĩ phải mặc giáp sắt sáng bóng, quý tộc thì được phép trưng diện lộng lẫy lấp lánh. Những định kiến đó đã âm thầm ăn sâu vào trong ý thức của chúng ta đến tận ngày nay.
Hiện tại không còn ai bắt ép chúng ta phải mặc gì nữa, nhưng chúng ta vẫn luôn ngầm hình dung về những hình mẫu trang phục điển hình trong xã hội. T cho rằng nhân viên văn phòng phải sơ mi cà vạt chỉnh chu, học sinh phải đồng phục gọn gàng. Với góc nhìn tích cực, có thể nói chính nhờ những định kiến mà xã hội đề ra mà ta mới có cơ hội bứt phá, khiến bản thân đặc biệt và nổi bật hơn.