Miệng phì phèo điếu thuốc, tay cầm chai Vodka và ngồi “chồm hổm” trong set đồ adidas…Đó chính là những đặc điểm nổi bật của phong cách “Nga ngố” hay còn biết đến cái tên “Gopnik”.
Đối với cộng đồng mạng Việt Nam, chắc hẳn ai cũng đã quá quen với hình ảnh những anh trai xứ Nga ngồi “chồm hỗm”, vắt bên tay chai rượu Vodka trong set đồ adidas. Đó chính là hình ảnh vô cùng quen thuộc hiện lên trong đầu netizen mỗi khi nhắc đến “Nga ngố”. Đó không chỉ là meme mà còn là một phong cách thời trang đậm chất xứ sở Bạch Dương mang tên “Gopnik”.
Gopnik là gì và xuất hiện từ đâu ?
Quay trở lại thời kỳ Liên Xô tan rã, xã hội của các nước theo chế độ này bắt đầu chìm vào bế tắc do các vấn đề về chính trị và kinh tế. Tình hình đất nước không ổn định đã dẫn đến các mâu thuẫn trong xã hội và đời sống của người dân. Lương thực không đủ, tiền quanh năm thiếu đã tạo điều kiện cho các tệ nạn ngày một phát triển.
Một bộ phận không nhỏ người dân thời ấy dần hình thành suy nghĩ bất mản, chống đối xã hội và sẵn sàng “làm liều” để có miếng ăn. Với xuất thân từ những gia đình lao động và không được học hành tử tế, nhiều thanh niên Nga khi ấy đã chọn trở thành “dân anh chị” để gây rối, cướp bóc và lừa gạt với cái tên Gopnik.
Dù nước Nga khi ấy vẫn chưa có Youtube hay internet phát triển nhưng cái bệnh “học làm giang hồ” đã lan ra vô cùng chóng mặt cộng đồng thanh niên tuổi teen. Phần làm thế để tìm cái ăn sống qua ngày, phần làm vậy vì thấy trở thành “yangho” thật ngầu, thật dân chơi. Các băng đảng Gopnik tự tung tự tác, chúng xem mình là nhất và “quậy phá” ngang dọc gây nên nỗi ám ảnh cho xã hội nước Nga thời ấy.
Các tay chơi Gopnik cực kỳ lăng xe các sản phẩm adidas bởi nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, adidas đã tài trợ trang phục cho đội tuyển quốc gia Nga để đăng cai Olympic 1980 với logo “3 sọc” trắng trên nền đen đặc chưng của thương hiệu. Thứ hai, vào những 1980, tracksuit từ adidas được xem là một trong những hot item thuộc thập niên đó. Và cuối cùng, kiểu dáng và chất liệu của tracksuit tạo cảm giác thoải mái cho chúng thực hiện các “phi vụ”.
Mỗi khi tụ tập, chúng nhận diện nhau không chỉ qua set đồ adidas mà còn cả tư thế ngồi squat cùng chai vokda trên tay.
Cho đến “Gopnik” thời hiện tại
Sau nhiều năm với sự dẫn dắt của “Đại đế Putin”, nước Nga giờ đây đã phát triển vượt bậc, kỹ cương xã hội cũng được thắt chặt hơn nên sự xuất hiện của các băng đảng Gopnik dần vơi đi. Các băng đẳng Gopnik giờ đây chỉ còn xuất hiện nhỏ lẽ ở những vùng nông thôn và nơi ít người.
Tuy nhiên, các băng đảng Gopnik trước khi dần “bay màu” đã kịp để lại nhiều ấn tượng trong trí óc của người dân và giới trẻ hiện tại. Giờ đây, giới trẻ Nga vẫn hay tái hiện lại hình ảnh “Gopnik năm xưa” như cảm hứng thời trang. Họ mặc theo phong cách Gopnik kèm theo tí “cách tân” cho trendy, hợp thời để bản thân trông cool ngầu và “dân chơi” hơn hẳn. Hoặc đơn giản mặc thế cho vui vì nó đã là meme nổi tiếng trên Internet.
Riêng với mãnh đất thời trang, phong cách Gopnik cùng “Hậu Liên Xô” chính là nguồn cảm hứng dồi dào để Gosha Rubchinskiy và nhiều NTK khác đưa chúng vào các thiết kế.
Vốn xuất thân từ Nga, những hoài niệm về văn hóa của một Liên Xô xưa cũ đã trở thành dòng màu luôn tuôn chảy bên trong cơ thể Gosha. Nhà thiết kế trẻ luôn mang trong mình những nổi nhớ và tình yêu lối sống và con người nên “quê cha đất mẹ”.
Chính những điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những thiết kế của Gosha. Qua những bộ trang phục, anh như muốn “vẽ” bức tranh về một nước Nga thời xa xưa, anh muốn đưa văn hóa ấy đến toàn thế giới để cho mọi người thấy rằng thời trang của Liên Xô cũ cũng “rất gì và này nọ”.